Nhiều người nghĩ rằng tiếng Việt rất dễ, tuy nhiên, đó là với những người Việt. Việc có hệ thống thanh điệu phong phú sẽ khiến từ ngữ có nhiều nghĩa khác nhau. Rất nhiều người gặp khó khăn trong việc đọc và bị ngọng thanh dấu. Trong bài viết này, Roseway sẽ chia sẻ cách sửa thanh dấu chi tiết.

Các thanh dấu thường bị nói ngọng
Ngọng thanh dấu không phải điều hiếm gặp. Rất nhiều bạn bị ngọng thanh dấu, dẫn đến quá trình giao tiếp, nói chuyện trở nên khó khăn. Khi diễn đạt, mọi người có thể hiểu nhầm câu từ, dẫn tới nhiều trường hợp không hay xảy ra. Một số thanh dấu thường bị nói ngọng có thể kể đến như:
- Lẫn lộn giữa thanh ngã với thanh sắc: Thường xảy ra ở miền Bắc, phát âm “đã” thành “đá”, “bão tố” thành “báo tố”,…
- Lẫn lộn giữa thanh ngã với thanh hỏi: Thường xảy ra ở miền Nam, phát âm “suy nghĩ” thành “suy nghỉ”, “ca sĩ” thành “ca sỉ”,…
- Lẫn lộn giữa thanh sắc, thanh ngã với thanh nặng: Thường xảy ra ở khu vực miền Trung, phát âm “không biết” thành “không biệt”, “bình tĩnh” thành “bình tịnh”,…
Vì sao nhiều người bị ngọng thanh dấu?
Việc ngọng thanh dấu diễn ra khá phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ tỉnh, thành phố nào. Điều này đến từ nhiều nguyên nhân. Khi tìm hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn sửa lỗi phát âm được dễ dàng hơn. Roseway đã tìm hiểu và liệt kê được một số nguyên nhân, bạn có thể xem mình đang mắc phải lỗi sai nào.
- Do thói quen từ nhỏ: Ảnh hưởng từ môi trường, cuộc sống thời thơ ấu. Khi người trong gia đình hoặc những người xung quanh phát âm sai, bạn cũng có khả năng nói sai
- Do ảnh hưởng vùng miền: Một số vùng miền có âm sắc khác biệt dẫn tới việc nói chuyện chưa chuẩn thanh dấu
- Do chưa nhận thức được lỗi sai: Nhiều người nghĩ rằng việc nói những từ sai thanh dấu là đúng. Điều này đến từ việc nhận thức ngôn ngữ, khi kéo dài sẽ dẫn tới nói ngọng
Cách sửa lỗi ngọng thanh dấu
Để sửa lỗi ngọng thanh dấu không quá khó nhưng cần biết phương pháp đúng. Dưới đây là một số cách giúp sửa lỗi ngọng thanh dấu hiệu quả.

Nhận diện những thanh dấu sai
Muốn sửa lỗi ngọng thanh dấu, bạn cần biết mình đang sai ở đâu. Bạn có thể ghi âm lại lời nói của mình và đối chiếu với những người khác thông qua trò chuyện hàng ngày hoặc nghe bản tin thời sự. Thường các bản tin thời sự sẽ cần phát thanh viên nói giọng chuẩn nên rất dễ nhận biết.
Sau khi xác định được lỗi sai, hãy cố gắng thay đổi và sửa lại cho đúng. Thời gian đầu có thể có rất nhiều khó khăn, tuy nhiên, nếu kiên trì luyện tập, bạn sẽ sửa được thanh dấu đúng.
Luyện tập phát âm và hơi thở
Muốn không mắc lỗi sai liên quan đến thanh dấu, bạn cần học cách luyện tập phát âm và nhả hơi, kiểm soát âm.
- Thả hơi vào từ từ để tránh âm chói hoặc giọng mũi, dẫn đến sai lệch thanh dấu
- Hạn chế để âm lên mũi khi phát âm thanh sắc và thanh ngã
- Luyện tập rung dây thanh âm từ trầm đến cao để thay đổi sự linh hoạt của giọng nói
- Luyện tập kết hợp thanh dấu với các nguyên âm a, e, o, i, u
Kiểm soát khẩu hình miệng
Việc phát âm sai khẩu hình miệng cũng dẫn tới việc nói sai thanh dấu. Chính vì vậy, bạn nên luyện tập kiểm soát khẩu hình miệng. Bạn có thể nhìn vào gương và nói vì đây là cách thay đổi tốt nhất.
- Thanh ngang: Âm trung, không trầm bổng, giữ giọng đều
- Thanh huyền: Âm trầm, hạ xuống, khẩu hình miệng thả lỏng, hơi tròn nhẹ
- Thanh sắc: Âm cao, hướng lên, khẩu hình mở rõ hơn để phát âm
- Thanh hỏi: Âm trầm, khẩu hình miệng thả lỏng để đẩy hơi nhẹ ra ngoài
- Thanh ngã: Âm cao, có độ nhấn mạnh, khẩu hình mềm mại, thả hơi để âm không bị nặng nề

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các khóa học do những chuyên gia hoặc trung tâm đào tạo. Tại đây có giáo trình chuyên sâu giúp bạn sửa thanh dấu hiệu quả hơn rất nhiều. Roseway là một trong những đơn vị đi đầu trong việc đào tạo giọng nói, liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.