Giọng nói yếu, hụt hơi là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Khi nói chuyện, âm thanh phát ra có cảm giác rời rạc, thiếu sức sống, khiến người nghe có cảm giác mệt mỏi. Để cải thiện tình trạng này, nhiều người đã tìm đến phương pháp luyện tập khác nhau nhưng không hiệu quả. Vậy phải làm sao để thay đổi, cùng Roseway khám phá bí quyết thay đổi dưới đây.

Giọng nói yếu hụt hơi do đâu
Nhiều người gặp phải tình trạng giọng nói yếu, hụt hơi do suy giảm chất lượng giọng nói. Năng lượng trong cơ thể yếu khiến việc tạo ra âm thanh cũng không tốt. Nếp gấp ở thanh quản ảnh hưởng tới vùng rung của âm thanh, lâu dần làm lời nói phát ra yếu đi.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hụt hơi khi nói nhưng chủ yếu do việc lấy hơi sai cách. Chính điều này khiến âm thanh phát ra chưa tròn vành, rõ chữ và làm cột hơi nông. Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng giọng nói yếu và hụt hơi như:
- Viêm thanh quản: Giọng nói bị ảnh hưởng do cơ bên trong thanh quản bị yếu đi, kèm theo các triệu chứng ho khan, đau rát họng, khản tiếng
- Hạt xơ dây thanh: Do phải hoạt động, nói nhiều quá mức khiến nắp thanh môn không được đậy kín, lâu dần khiến giọng nói yếu và hụt hơi
- Tổn thương dây thần kinh thanh quản: Khiến giọng nói không được trong trẻo, thiếu sức sống và yếu
Ảnh hưởng của việc có giọng nói yếu
Việc có giọng nói yếu và hụt hơi tuy không quá nghiêm trọng nhưng vẫn ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn ít nhiều. Roseway đã từng chứng kiến nhiều trường hợp vì không có giọng nói tốt đã mất đi cơ hội việc làm quý giá. Một số ảnh hưởng thường thấy nhất phải kể đến như:
- Khó khăn khi giao tiếp: Âm thanh phát ra không đủ lớn khiến người đối diện khó nắm bắt thông tin. Tình trạng này kéo dài còn làm đối phương bực bội, khó chịu
- Gây ra vấn đề về tâm lý: Khiến người nói cảm thấy tự tin, ngại giao tiếp với mọi người, ảnh hưởng mối quan hệ trong công việc và cuộc sống
- Giảm hiệu suất làm việc: Nhiều người làm các công việc như giáo viên, diễn viên, telesale, MC, phát thanh viên,… đã phải nghỉ việc vì giọng nói không đáp ứng yêu cầu
- Tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp: Khi không giao tiếp nhiều, tuyến nước bọt sẽ hoạt động kém dần, tạo điều kiện để các vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng, gây ra bệnh về mùi cơ thể

Cách khắc phục giọng nói yếu và hụt hơi
Để khắc phục tình trạng giọng nói yếu và hụt hơi không quá khó. Tuy nhiên, bạn cần biết phương pháp luyện tập đúng. Bởi hiện nay trên mạng có rất nhiều hướng dẫn khác nhau, nếu không chọn lọc đúng sẽ khiến tình trạng thêm tệ đi. Roseway đã tổng hợp một số cách hữu ích, có thể thực hiện tại nhà, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
Luyện tập lấy hơi
Muốn cải thiện giọng nói yếu và hụt hơi, bạn cần học cách lấy hơi. Điều này rất quan trọng vì khi không duy trì được cột hơi tốt sẽ khiến việc nói chuyện bị mệt. Thay vì lấy hơi mũi, hãy cố gắng lấy hơi từ bụng. Bạn có thể luyện tập bằng cách sau:
- Đặt tay lên bụng, tay còn lại đặt trên ngực
- Hít vào đẩy hơi xuống bụng (giữ bụng phình lên)
- Giữ ngực và vai ở vị trí ban đầu và từ từ thở ra bằng miệng
Mở khẩu hình miệng
Muốn có giọng nói to, rõ ràng, bạn nên học cách mở khẩu hình miệng đúng. Hãy mở theo chiều rộng, tức là hàm dưới của bạn sẽ đi xuống, khớp nối của hàm trên và hàm dưới mở ra. Việc làm này sẽ cải thiện được tình trạng giọng nói yếu và hụt hơi.
Giữ thanh quản thoải mái
Nhiều người có thói quen hạ thấp thanh quản hay nhướn cao khi nói, dẫn tới giọng bị yếu, dễ hụt hơi. Muốn giọng nói vang hay trong trẻo hơn, bạn nên giữ thanh quản thật thoải mái. Sau đó, kết hợp thêm giọng bụng và lực bật để âm thanh rõ ràng hơn.

Ngoài ra, nếu đã sử dụng các biện pháp trên mà không có hiệu quả thì bạn nên tìm đến các trung tâm. Họ có giáo trình và đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ bạn cải thiện tình trạng giọng nói yếu, hụt hơi tốt hơn.