Giáo viên là nghề cần nói rất nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một giọng nói hay và truyền cảm. Điều này khiến học sinh trở nên thiếu tập trung, chú ý vào bài giảng. Vậy làm thế nào để thu hút và khiến học sinh có hứng thú hơn. Hãy cùng Roseway tìm hiểu những bí quyết giúp bài giảng trở nên hay và hấp dẫn, chỉ với giọng nói truyền cảm.
Vì sao giáo viên cần có giọng nói truyền cảm?
Giọng nói là một trong những yếu tố quan trọng giúp giáo viên truyền tải kiến thức và tạo cảm hứng cho học sinh. Một giọng nói truyền cảm không chỉ giúp bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần nâng cao sự tập trung và tiếp thu của học sinh. Ngược lại, giọng nói đơn điệu, khó nghe có thể làm giảm hiệu quả giảng dạy, khiến học sinh mất hứng thú và dễ phân tâm.

Ngoài ra, việc sở hữu một chất giọng tốt còn giúp giáo viên:
- Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, dễ tạo thiện cảm với học sinh
- Tăng cường sự tự tin khi đứng lớp
- Giảm bớt căng thẳng, tạo không khí học tập thoải mái, thân thiện.
Như nào gọi là giọng nói truyền cảm?
Roseway đã từng tiếp xúc với nhiều giáo viên và nhận thấy hầu hết những người có giọng nói hay đều có đặc điểm sau:
Âm sắc dễ nghe
Mỗi người có một âm sắc giọng nói khác nhau, có người trầm ấm, có người cao trong. Tuy nhiên, để giọng nói dễ nghe, giáo viên cần tránh các lỗi như:
- Giọng quá khàn, quá the thé hoặc quá trầm
- Nói quá nhỏ hoặc quá to
- Phát âm không rõ ràng
Một âm sắc dễ nghe giúp học sinh cảm thấy thoải mái, dễ dàng tiếp nhận thông tin mà không bị mệt mỏi. Đây là điều rất quan trọng nhưng không phải giáo viên nào cũng có thể làm được.
Ngữ điệu phong phú
Ngữ điệu chính là cách giáo viên nhấn nhá, lên xuống giọng để tạo sự thu hút khi giảng bài. Nếu chỉ nói đều đều từ đầu đến cuối, học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán và mất tập trung. Vì vậy, giáo viên cần:
- Nhấn mạnh những từ khóa quan trọng
- Thay đổi ngữ điệu tùy theo nội dung bài giảng
- Biểu lộ cảm xúc phù hợp với từng tình huống

Khi làm được điều này, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú, muốn tiếp thu và lắng nghe kiến thức nhiều hơn. Đây cũng là mục tiêu mà rất nhiều giáo viên đang hướng đến.
Tốc độ nói vừa phải
Tốc độ nói ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp thu của học sinh. Nếu nói quá nhanh, học sinh sẽ không kịp hiểu; nếu nói quá chậm, bài giảng sẽ trở nên lê thê, buồn ngủ. Do đó, giáo viên cần chú ý hơn về tốc độ nói.
- Điều chỉnh tốc độ nói phù hợp với từng nội dung
- Dừng lại hợp lý để học sinh có thời gian suy ngẫm
- Giữ nhịp điệu ổn định, không quá nhanh hoặc quá chậm
Tính truyền cảm cao
Tính truyền cảm thể hiện qua sự kết hợp hài hòa giữa âm sắc, ngữ điệu và tốc độ nói. Một giọng nói truyền cảm giúp học sinh dễ dàng cảm nhận được tâm huyết và cảm xúc của giáo viên, từ đó tạo động lực học tập tốt hơn.
Phương pháp luyện giọng tại nhà cho giáo viên
Muốn có một giọng nói hay, chất lượng thì giáo viên cần luyện tập mỗi ngày. Điều này cũng giúp bảo vệ dây thanh quản, hạn chế các bệnh về cổ họng.
- Luyện hơi thở: Hơi thở là nền tảng quan trọng để có một giọng nói khỏe và truyền cảm. Giáo viên có thể luyện tập bằng cách hít sâu bằng mũi, giữ hơi trong vài giây rồi từ từ thở ra bằng miệng. Ngoài ra, bạn có thể hát hoặc đọc to một đoạn văn để kiểm soát hơi thở tốt hơn
- Luyện phát âm: Phát âm rõ ràng giúp học sinh dễ hiểu và tiếp thu bài học tốt hơn. Một số bài tập luyện phát âm hiệu quả như đọc chậm rãi các đoạn văn, nhấn mạnh vào các phụ âm cuối, tập đọc các câu chứa nhiều âm khó để rèn sự linh hoạt của lưỡi và môi
- Tập kiểm soát tốc độ nói: Để giữ tốc độ nói ổn định, giáo viên có thể tập thuyết trình trước gương để kiểm soát giọng nói
- Rèn luyện ngữ điệu: Ngữ điệu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự hấp dẫn cho bài giảng. Giáo viên có thể đọc thơ, truyện ngắn với nhiều sắc thái khác nhau để rèn luyện thêm
- Giữ gìn giọng nói: Giáo viên nên uống đủ nước, hạn chế đồ uống có cồn và caffeine, không nói quá to hoặc quá nhiều trong thời gian dài

Sở hữu chất giọng truyền cảm sẽ giúp giáo viên thu hút học sinh và nâng cao hiệu quả giảng dạy. Roseway hy vọng qua bài viết đã giúp bạn có thêm những phương pháp luyện giọng đơn giản, từ đó tạo dấu ấn trong lòng học sinh tốt hơn.