Giọng nói trầm ấm cũng là một loại phong cách mà rất nhiều người mong muốn có được. Chúng khiến người nghe có cảm giác tin tưởng, gần gũi, muốn gửi gắm những điều tốt đẹp. Trong bài viết này, Roseway sẽ cùng bạn tìm cách luyện tập để có giọng nói trầm ấm đầy mê hoặc. Bật mí sau khi thử sẽ khiến bạn phát cuồng cho coi.
Vì sao nhiều người mong muốn có giọng nói trầm ấm?
Sở hữu giọng nói trầm ấm không chỉ đơn thuần là đặc điểm tự nhiên của mỗi người mà chúng còn phản ánh tính cách và con người bạn. Rất nhiều người đánh giá qua giọng nói và quyết định có nên tin tưởng, tiếp tục làm bạn hay không.

Việc sở hữu giọng nói trầm ấm sẽ giúp truyền cảm thông điệp và có nhiều lợi ích đặc biệt với các ngành nghề như:
- Chăm sóc khách hàng: Giúp truyền đạt thông tin, thu hút sự chú ý của người nghe
- Giáo dục và đào tạo: Truyền đạt kiến thức tốt, giữ được sự tập trung của học viên
- Truyền cảm hứng và đọc podcast: Khơi gợi cảm xúc chân thật, sự đồng cảm của người nghe
- Quảng cáo và lồng tiếng: Tạo hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ
- Tư vấn và trị liệu tâm lý: Mang lại sự an ủi và đồng cảm sâu sắc
- Bán hàng và đàm phán: Thuyết phục khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài tốt hơn
- Hướng dẫn viên: Tạo bầu không khí khi giới thiệu về lịch trình, thu hút sự quan tâm của khách du lịch
Đặc biệt, với những người làm CEO khi sở hữu giọng nói trầm sẽ dễ quản lý hơn. Người nghe có cảm giác tin tưởng và dễ trao niềm tin làm việc tại nơi đây. Điều này sẽ góp phần tăng năng suất lao động, tăng doanh thu tốt hơn.
Các cách luyện giọng nói trầm ấm đơn giản hiệu quả
Muốn luyện giọng nói trầm ấm không quá khó nhưng cần sự kiên trì và có lộ trình đúng. Roseway tự hào là đơn vị chuyên đào tạo giọng nói đã có nhiều năm kinh nghiệm sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết. Các cách làm đa phần dễ thực hiện, không quá khó khăn. Tuy nhiên, như đã nói, kiên trì sẽ là yếu tố quyết định tới việc bạn có thành công hay không.

Một số cách luyện giọng trầm ấm dưới đây có thể giúp ích cho bạn. Hãy xem và lưu lại để luyện tập mỗi ngày.
- Luyện tập hít thở: Lấy hơi sâu từ cơ hoành để có thể kiểm soát luồng hơi, giúp giọng nói có chiều sâu. Ngoài ra, khi bật hơi, hãy siết cơ bụng để tạo nội lực cho giọng nói
- Luyện tập phát âm trầm: Đóng khẩu hình và ngân âm để tạo âm trầm nhiều hơn. Có thể thử với những nguyên âm đơn giản như a, o, e, u, i
- Điều chỉnh khẩu hình miệng: Hé miệng cười để lâu hơi và khi nói mở khẩu hình để âm thanh vang hơn
- Điều chỉnh tốc độ nói chậm lại: Chú ý đến từng từ ngữ định nói, không nói quá nhanh, dễ khiến “nuốt chữ”
- Chăm sóc thanh quản: Thường xuyên uống nước để giữ cổ họng có độ ẩm và đàn hồi
Ngoài các cách trên, bạn có thể luyện tập hàng ngày bằng việc đọc báo, sách, tài liệu và tự rèn luyện phát âm và ngữ điệu. Nếu được, hãy lắng nghe các chuyên gia và học hỏi theo. Cách làm này giúp bạn nhận biết mình có đang nói đúng hay không.
Lưu ý cần tránh khi luyện giọng trầm ấm
Trong quá trình luyện giọng trầm ấm sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra. Để không mắc phải những sai lầm, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Hạn chế việc nói quá nhanh hoặc quá nhỏ khiến giọng trở nên yếu, dễ hụt hơi
- Tránh la hét to sẽ làm tổn thương dây thanh quản
- Tránh uống nước đá làm co cứng cơ thanh quản
- Hạn chế dùng đồ uống có cồn hoặc caffeine làm khô cổ họng
- Tránh nói trong môi trường ồn ào do phải dùng sức để nói lớn

Nếu đã thử các biện pháp luyện giọng trầm ấm nhưng không thành công thì bạn nên đăng ký tham gia các lớp đào tạo chuyên nghiệp. Họ có giáo trình bài bản và thầy cô sẽ hỗ trợ, hướng dẫn bạn tận tình. Roseway tự hào là đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đào tạo, luyện giọng. Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.